Tồn tại song song với lĩnh vực tài chính truyền thống và không chịu sự can thiệp chính quyền trung ương, tài sản kỹ thuật số đã đặt ra nhiều thách thức đối với các chính phủ trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã chật vật với cách xác định và điều chỉnh tiền điện tử, và không có sự thống nhất vì mỗi quốc gia có những cách tiếp cận của riêng mình.
Dữ liệu và tính minh bạch dường như là một trong những công cụ tốt nhất để quản lý một cách chắc chắn và đáp ứng nhu cầu thể chế. Một số quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang tận dụng lợi thế này bằng cách xây dựng quy định và chính sách thuế, trong khi các quốc gia khác không có cách xử lý vấn đề về tiền điện tử tốt. Ví dụ, Ấn Độ vừa mới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm tiền điện tử và tham gia vào lĩnh vực này.
Tiền điện tử là hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, tiêu biểu là Nhật Bản với nền luật pháp tiến bộ. Năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin (BTC) là tiền tệ và cấp giấy phép chính thức cho các sàn giao dịch, thúc đẩy sự tăng trưởng của một trong những thị trường Bitcoin lớn nhất trên toàn thế giới.
Có nhiều ví dụ về các quốc gia có quy định và chính sách thuế thân thiện với tiền điện tử, nhưng không phải tất cả các quốc gia ủng hộ tiền điện tử đã phát triển khung pháp lý thuận lợi như Bồ Đào Nha, đặc biệt là khi đánh thuế các nhà giao dịch bán lẻ, chính vì thế nên quốc gia này được gọi là thiên đường thuế đối với các nhà đầu tư và giao dịch.
Hầu hết lãi từ tiền điện tử được các quốc gia tính thuế như bình thường, chẳng hạn như Hoa Kỳ hoặc Vương Quốc Anh, và trong nhiều trường hợp, việc nộp các loại thuế đó có thể là một cơn ác mộng. Ông Wim Wimmer, CEO và đồng sáng lập của Blockpit – một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tính toán thuế và theo dõi danh mục đầu tư cho tiền điện tử – nói với Cointelegraph:
“Ở hầu hết các quốc gia, tiền điện tử được coi là hàng hóa kinh tế, ví dụ như tài sản và bị đánh thuế dựa trên các quy định hiện hành cho các tài sản đó. Điều này có nghĩa là mỗi giao dịch đơn lẻ đều bị chịu thuế.”
[…] Sau đó, có những quy định khác biệt nhất định giữa các loại tiền kỹ thuật số / tài sản kỹ thuật số (đặc biệt là với chứng khoán hiện nay) và các ‘sự kiện thuế đặc biệt’ khác như xử lý các loại hard florks, airdrops, v.v. Vì vậy, tất nhiên là bạn nên theo dõi tài sản của mình và của họ mua lại dựa trên thời gian và giá trị, trong khi bạn di chuyển chúng giữa các tài khoản và ví của bạn. Tôi đoán bạn có thể thấy sự phức tạp đến từ đâu.Điều đó dẫn đến các quốc gia có luật rất thân thiện với tiền ảo như Bồ Đào Nha. Mặc dù có thể nói rằng tài sản kỹ thuật số vẫn chưa được hiểu chính xác bởi các cơ quan lập pháp và công chúng, nhưng người ta có thể suy đoán rằng các cơ quan này ở Bồ Đào Nha và một số quốc gia khác sẵn sàng cung cấp một nền tảng thân thiện cho tài sản kỹ thuật số phát triển.
Thuế ở Bồ Đào Nha trước năm 2017
Mặc dù thuế tiền điện tử ở Bồ Đào Nha hiện có thể được coi là thân thiện, cho phép các nhà giao dịch bán lẻ được hưởng lợi từ chính sách thuế VAT bằng 0 tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Trong quá khứ, những quan điểm về Bitcoin và chính sách thuế, quy định của nó đều không chắc chắn hoặc tiêu cực. Trở lại năm 2013, Banco de Portugal – ngân hàng trung ương của đất nước – đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo người dùng về những rủi ro của giao dịch tiền điện tử, do thiếu một cơ quan trung ương và quỹ bảo vệ đối với người gửi tiền/nhà đầu tư. Lời tuyên bố rằng :
“Vì không có tổ chức trung tâm nào đảm bảo tính không hủy bỏ và tính dứt khoát của thanh toán, Bitcoin không thể được coi là một loại tiền tệ an toàn, do không có sự chắc chắn trong việc chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán.”
Vào cuối năm 2016, Cơ quan Thuế và Hải quan Bồ Đào Nha đã công bố một tài liệu chính thức nêu rõ rằng việc giao dịch tiền điện tử sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng, tuyên bố rằng:
“Tiền điện tử, về mặt kỹ thuật, không được coi “tiền tệ”. […] Tuy nhiên, chúng có thể được trao đổi với các loại tiền thật vì lợi nhuận (có thể là euro, đô la hoặc loại khác), với các công ty chuyên môn. […] Như vậy, tiền điện tử có thể tạo ra các loại thuế lợi nhuận khác nhau.”
Trong các tài liệu, các nhà lập pháp đã đề cập rằng các khoản tiền lợi nhuận thu được thông qua việc mua hoặc bán tiền điện tử phải chịu thuế. Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính cũng tuyên bố rằng Bitcoin không có khung pháp lý, nhưng thu nhập của nó vẫn phải chịu thuế theo cách tương tự như các tài sản có thể giao dịch khác. Tuy nhiên, các cơ quan lập pháp vẫn có rất nhiều những mâu thuẫn với nhau trong thời gian này.
Năm 2017, đánh dấu đỉnh điểm của sự không chắc chắn và việc trả lời liên quan đến việc đánh thuế tiền điện tử là không dễ dàng. Như đã đề cập trong ấn phẩm tài chính Bồ Đào Nha Jornal de Negócios, Cơ quan Thuế và Hải quan tuyên bố rằng tất cả giao dịch bằng Bitcoin đều phải chịu thuế VAT. Tuy nhiên, khi được hỏi qua điện thoại, Bộ Tài chính tuyên bố rằng loại tiền kỹ thuật số này không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào.
Sự nhầm lẫn này xuất phát từ việc Cơ quan Thuế và Hải quan muốn đánh thuế lên những lợi nhuận liên quan đến Bitcoin mặc dù không có bất kỳ quy định tài chính nào, việc này dường như đã tạo ra một lỗ hổng khó hiểu trong việc báo cáo thuế về tiền điện tử.
Bồ Đào Nha và Bitcoin: Con đường gập ghềnh để tiến đến đánh thuế thân thiện
Bây giờ, mọi thứ đang trở nên rõ ràng hơn nhiều đối với các nhà giao dịch và tất cả những người đang sử dụng Bitcoin ở Bồ Đào Nha. Vào tháng 12 năm 2017, Bộ Tài chính nói với Dinheiro Vivo, một đại lý báo tài chính của Bồ Đào Nha, rằng các giao dịch bán lẻ của Bitcoin sẽ không phải chịu thuế và chỉ thu nhập hoặc giao dịch do hoạt động chuyên nghiệp sẽ bị đánh thuế. Một quan chức của Bộ nêu rõ:
“Việc bán Bitcoin không phải chịu thuế theo IRS dưới hệ thống thuế của Bồ Đào Nha, cụ thể là trừ khi trong phạm vi của loại E (vốn) hoặc G (lợi nhuận), do thói quen, đã tạo thành một hoạt động kinh doanh hoặc chuyên nghiệp của người nộp thuế, trong trường hợp đó, họ sẽ bị đánh thuế theo loại B.
Nói một cách đơn giản, một nhà giao dịch bán lẻ bình thường không cần phải trả thuế cho các giao dịch này. Tuy nhiên, nếu bạn là một công ty kinh doanh Bitcoin cho chính bạn hoặc như một dịch vụ, hoặc nếu bạn là một cá nhân kiếm thu nhập từ các hoạt động giao dịch, bạn cần phải trả thuế. Khi nói đến tiền lương được trả bằng Bitcoin hoặc tiền điện tử, những khoản này được đánh thuế hoàn toàn giống như với bất kỳ loại tiền tệ nào khác. Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều dễ dàng chấp nhận tiền lương trả bằng tiền điện tử, như Igor Samohin, một người quản lý sản phẩm tại PaymentX, chia sẻ với Cointelegraph:
“Khi bạn giao dịch chứng khoán hoặc bất kỳ công cụ tài chính nào khác, bạn phải trả thuế. Tôi có thể giả định họ làm điều đó để phổ biến tiền điện tử và sau đó là mới đến các chính sách thuế. Điều đó tất nhiên là tốt. […] Các quốc gia không cho phép trả lương bằng tiền điện tử, bởi vì sợ rằng đó không phải là tiền tệ như luật định và họ không hiểu rằng các giao dịch bằng Bitcoin, ví dụ, minh bạch hơn thanh toán tiền pháp định bằng thẻ ngân hàng.”
Để chắc chắn hơn nữa, Cơ quan Thuế và Hải quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn rõ ràng vào tháng 1 năm 2019 để đáp lại một thắc mắc liên quan đến Điều 68 của luật thuế chung. Những hướng dẫn đó cung cấp nhiều câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến liên quan đến giao dịch với Bitcoin. Tài liệu đã tìm cách trả lời các câu hỏi quan trọng, chẳng hạn như trường hợp nào thì điền vào tài liệu nào, cách phát hành hóa đơn tiền điện tử, quy tắc ban đầu cho các dịch vụ tiền điện tử và nhiều hơn nữa. Jorge Mesquita, giám đốc điều hành của Universe Coin – một công ty có trụ sở tại Bồ Đào Nha chuyên cung cấp thiết bị thanh toán ví trọn gói – đã mở rộng về vấn đề:
“Hiện tại, Ủy ban Thị trường Chứng khoán Bồ Đào Nha (CMVM) đánh giá từng ICO và họ cho rằng ‘một cam kết từ nhà phát hành trong việc các hành động dẫn đến sự kỳ vọng hoàn trả tài chính cho các nhà đầu tư phải hiện diện trong chứng nhận chuyển nhượng chứng khoán’, mà chúng tôi đã tuân thủ và không có luật pháp hoặc quy định nào đề cập cụ thể đến việc thống báo những giao dịch chữ ký số, vì vậy chúng tôi không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.”
Nhưng đây không phải là lần cuối cùng nước này ban hành quy định thuận lợi liên quan đến tiền điện tử. Năm ngoái, Cơ quan Thuế và Hải quan đã công bố một tài liệu khác trích dẫn phán quyết năm 2015 trước đó của Tòa án Tư pháp Liên minh Châu Âu, tuyên bố rằng các khoản thanh toán bằng tiền điện tử và phần thưởng từ việc “đào mỏ” sẽ không phải chịu thuế VAT.
Bồ Đào Nha: Một viễn cảnh tiền ảo mới?
Không đánh thuế Bitcoin có thể nghe nghịch lý, vì nó thực sự có vẻ không mang lại lợi ích các chính phủ trong thời gian ngắn. Nhưng việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tiền điện tử có thể là một động cơ mạnh mẽ. Nhiều người đã coi Lisbon như một phần của một trung tâm của khởi nghiệp và công nghệ, với các sự kiện quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh về Web được tổ chức ở đó.
Triển vọng về tiền điện tử này có thể là một động thái để khiến nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch và tạo ra nhiều địa điểm giao dịch có trụ sở tại Bồ Đào Nha và các doanh nghiệp khác. Đánh thuế những tổ chức này có thể chứng minh là mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai, và theo Mesquita:
“Bồ Đào Nha là một quốc gia nhỏ trong Liên minh châu Âu, nơi được coi là địa điểm thử nghiệm tốt cho các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp. […] Ngay cả ở cấp độ châu Âu, tiền điện tử không được coi là sự đổi mới đột phá và vì vậy, chính quyền Bồ Đào Nha đã tuyên bố rằng thanh toán bằng tiền điện tử không phải chịu thuế VAT, và thu nhập từ giao dịch và khai thác tiền điện tử không phải chịu thuế thu nhập, đã khiến Bồ Đào Nha thành một quốc gia lý tưởng cho người dùng tiền điện tử.”
Tương lai tiền điện tử ở Bồ Đào Nha
Bất chấp tiến bộ về pháp luật khi nói về thuế, Bồ Đào Nha vẫn chưa thiết lập một khung pháp lý cụ thể cho tiền điện tử. Hoạt động phát hành và giao dịch tiền kỹ thuật số vẫn chưa được quản lý và không được giám sát bởi ngân hàng trung ương quốc gia hay bất kỳ cơ quan tài chính quốc gia hoặc cơ quan tài chính Liên minh châu Âu nào khác.
Ngân hàng trung ương cũng khuyến khích tất cả các tổ chức tín dụng, thanh toán và thể chế tiền điện tử kiềm chế việc mua, nắm giữ hoặc bán tiền điện tử do nhiều rủi ro liên quan.
Tuy nhiên, thái độ tiến bộ của chính phủ Bồ Đào Nha đối với giao dịch tiền điện tử và các công ty khai thác đang làm cho nó trở nên rất hấp dẫn đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư, biến nơi đây thành thiên đường thuế. Khi được hỏi về cách chính phủ hưởng lợi từ những lần giảm thuế tiền điện tử này, Wimmer nói:
“Rõ ràng rằng, họ được hưởng lợi từ việc không phải tự mình đối phó với sự phức tạp này khi yêu cầu thuế và kiểm soát người dân và tất nhiên là bắt người dân và doanh nghiệp di chuyển đến đất nước của họ và sau đó kiếm lợi từ đó theo cách khác.”
Tất cả các yếu tố trên tạo ra mảnh đất màu mỡ cho cơ sở hạ tầng tiền điện tử phất triển, có thể tạo nên sự cạnh tranh với các quốc gia tiền điện tử khác như Malta. Tuy nhiên, việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp có thể vẫn còn nhiều năm nữa và sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp và công nghệ trong nước.
Guido Santos, người sáng lập và giám đốc công nghệ của Genesis Studio – công ty Bồ Đào Nha chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, phát triển và hợp nhất về blockchain – nói với Cointelegraph: “Chúng tôi đang ở một quốc gia nơi quy định chỉ tiến lên khi công nghệ phát triển.”